Tin tức

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt

Thứ năm - 31/01/2019 20:00
Hệ thống điện nhẹ bao gồm những thành phần như thế nào và lợi ích của nó đối với công trình là gì. Trả lời cho câu hỏi này những thông tin của bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc trên.

Hệ thống điện nhẹ là cụm từ mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Chỉ có những người làm trong ngành điện mới có thể hiểu rõ và cụ thể nhất. Tác dụng, sự hữu ích, cách dùng mà hệ thống điện này giúp cho con người luôn nằm len lỏi trong đời sống của chúng ta. Để biết được mọi vấn đề này cũng như hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì sẽ được đề cập một cách chi tiết nhất trong bài viết này.

Các công trình hệ thống điện trong tòa nhà, gia đình được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Đây là một phần không thể thiếu cho sinh hoạt của mọi người.
 

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt
Ảnh: Hệ thống điện nhẹ

Điện nhẹ là gì

Điện nhẹ cũng là điện giống như bao loại điện khác. Nhưng nó chỉ được tính khi điện áp dưới 35V AC hoặc không vượt quá 60V DC. Hệ thống này được sử dụng chủ yếu với các thiết bị công nghệ hiện đại. Những thiết bị này đang len lỏi trong từng cách sinh hoạt của mỗi nhà, nơi làm việc, nơi công cộng đều có mặt. Nó có các ứng dụng hệ thống công nghệ cao dùng trong tòa nhà công cộng, các công trình xây dựng...

Hệ thống này trong tiếng anh được quy định là ELV – extra low voltage system. Từ này do Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế quy định. Mọi người có thể hiểu nôm na chúng cũng là điện, được dùng để các thiết bị, hệ thống sử dụng điện hoạt động tốt hơn. Đặc biệt nó không quá gây nguy hiểm cho tính mạng con người như các nguồn điện khác. Đây cũng được coi là những thiết bị mang tính công nghệ cao hiện nay.
 

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt
Ảnh: Hệ thống mạng Lan

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?

Hệ thống này luôn có mặt xuyên suốt trong 24h của mỗi người. Chỉ là chúng ta chưa phát hiện ra nó là những gì mà thôi. Tuy giá trị không lớn, nhưng lợi ích, ứng dụng trong cuộc sống cho tất cả mọi người. Trong các hội nghị, hội thảo 

Chúng bao gồm những gì là sự luôn biến đổi và đổi theo sự phát triển của công nghệ. Với mục đích duy nhất là cung cấp cho con người nhiều tiện ích thật sự hữu ích và cần thiết cho cuộc sống. Người sử dụng chúng có thể có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Các thành phần của hệ thống 

Mọi người thường gọi các hệ thống này là các công trình hệ thống an ninh, hệ thống liên lạc, hay chính xác hơn là hệ thống ELV. Dưới đây là câu trả lời trong công trong công trình bao gồm hệ thống: 

  • Hệ thống điện nhẹ Camera quan sát: hay còn gọi là hệ thống an ninh. Được sử dụng chủ yếu khi cần quan sát, theo dõi tại một khu vực nhất định như quản lỹ bãi, quản lý tòa nhà. Đáp ứng giải pháp quan sát, bảo vệ ....
  • Hệ thống mạng internet nói chung: đây là phần giúp chúng ta có thể chia sẻ mọi thông tin qua máy tính có chung mạng. Hoặc theo dõi và quản lý các máy tính nội bộ.
  • Hệ thống điện thoại liên lạc nội bộ: đây là công cụ giúp mọi người ở cách nhau rất xa vẫn có thể trò chuyện với nhau một cách rõ ràng. Hiện nay, không chỉ là nghe được giọng nói mà còn được nhìn thấy hình ảnh của nhau.
  • Hệ thống chuông cửa có hình: hệ thống này còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Loại  này chỉ xuất hiện ở các biệt thự, villa, chung cư cao cấp. Tác dụng chính của hệ thống điện nhẹ này là giúp cho chủ nhà bên trong và khách bên ngoài có thể trò chuyện và nhìn thấy nhau.
     
Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt
Ảnh: Hệ thống chuông cửa có hình
  • Hệ thống âm thanh báo động: hệ thống này chỉ được sử dụng chủ yếu ở các công trình lớn, các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, chung cư cao tầng…Tác dụng mang lại là tạo ra âm thanh nhằm truyền đạt một thông điệp nào đó trên diện tích rộng.
  • Hệ thống truyền hình: hệ thống này gồm truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp. Chúng ta xem được các chương trình trên truyền hình là nhờ vào hệ thống điện nhẹ này.
  • Hệ thống chấm công: Với các công ty, xí nghiệp, cơ quan… những nơi có nhiều nhân viên làm việc thì hệ thống này có vai trò quan trọng và khá hữu ích. Hệ thống này sẽ giúp cho các đơn vị này quản lý nhân viên có làm việc mỗi ngày hay không? Từ đó giúp giảm bớt phần thuê người quản lý hay tính tiền lương mỗi tháng.
  • Hệ thống hội họp trực tuyến ứng dụng trong các phòng hội họp của các công ty, tập đoàn,chi nhánh, trong giáo dục trực tuyến hiện nay. 
  • Hệ thống kiểm soát cửa ra vào: Kiểm soát cửa ra vào sử dụng cho các bãi giữ xe, các tòa nhà chung cư. Hệ thống gồm nhiều thiết bị như máy chấm công vân tay, khóa cửa, bộ cấp nguồn.

 

Tiêu chuẩn cơ bản khi thi công điện nhẹ (TCVN)

  • TCN TIA/EIA569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong công trình.
  • TCN68:1994: Tiêu chuẩn mạng Viễn thông số Quốc gia.
  • TCVN 7189:2002: Thiết bị chuyển mạch Switch.
  • TCN68160:1996: Cáp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCN68 172:1998: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 7189:2009: Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo.
  • TCVN 66971:2000: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị hệ thống âm thanh.
  • TCN68-153:1995: Cống bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật.

Lợi ích của hệ thống điện nhẹ trong các tòa nhà

  • Ngoài hệ thống điện nước thì các thiết bị điện nhẹ thực sự rất cần thiết như:
  • Hệ thống camera quan sát: Giúp khách hàng ngăn ngừa, cảnh báo các hành vi xâm nhập, trộm cắp, tiết kiệm thời gian cho công việc khác. Camera quan sát sử dụng nhiều trong tháy máy và bãi giữ xe và công trình xây dựng khác. 
  • Hệ thống báo cháy tự động: Giúp phát hiện kịp thời các sự cố cháy nổ và báo động kịp thời giúp giảm thiểu thiệt hại khi có cháy.
  • Hệ thống âm thanh thông báo: Được sử dụng nhiều ở các bệnh viện, ngân hàng, sân bay giúp truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
  • Hệ thống kiểm soát cửa ra vào: Đảm bảo kiểm soát an ninh, an toàn cho chung cư, nhà cao tầng, văn phòng.
  • Mạng Lan: Kết nối hệ thống mạng trong một tòa nhà, các thiết bị công nghệ khác.

Lưu ý khi sử dụng hệ thống điện nhẹ

Trên đây là những hệ thống điện nhẹ cho công trình mà ai cũng dễ hình dung và bắt gặp nó hàng ngày. Ngoài ra còn có các hệ thống khác như: hệ thống thang máy, hệ thống báo cháy, hệ thống chống trộm, hệ thống camera giám sát giao thông, hệ thống khóa vân tay, hệ thống quản lý bằng thẻ hay vân tay, hệ thống liên lạc trong nội bộ.

Và khi các hệ thống này xảy ra sự cố hay trục trặc gì thì nên tìm người thích hợp. Ưu tiên chọn người có kinh nghiệm và tay nghề. Hoặc gọi trực tiếp cho nhân viên đã lắp đặt hệ thống này.
 

Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì? Cần lưu ý gì khi lắp đặt
Ảnh: Lắp đặt hệ thống điện nhẹ

Tuy nhiên những đặc tính hữu ích trên chỉ phát huy tối đa công dụng của nó khi chọn đúng sản phẩm phù hợp. Nên ưu tiên chọn địa chỉ cung có uy tín và chất lượng. Như vậy, không những sử dụng được sản phẩm chính hãng, mà còn được tư vấn cách dùng đúng kỹ thuật. Sử dụng hết mọi tính năng thì mới thấy hết sự tiện ích của thiết bị.

Báo giá thi công lắp điện nhẹ

Tmk chuyên thi công hệ thống điện nhẹ cho các công trình lớn như bệnh viện, trường học, UBND. Chúng tôi thi công đầy đủ các hạng mục điện nhẹ cần thiết theo yêu cầu của mỗi đơn vị. Giá thi công thay đổi tùy theo từng dự án được làm theo hợp đồng ký kết ban đầu. Một số báo giá cơ bản, khách hàng có thể  liên hệ như:

  • Thi công mạng Lan tích hợp trong các công trình
  • Thi công hệ thống âm thanh thông báo cho nhà xưởng, bệnh viện  hiện đại chuyên nghiệp
  • Thi công trọn gói: Điện nhẹ + Mạng Lan + Điện thoại + HDMI + PA

Ngoài ra các hệ thống khác như Camera, hệ thống báo động, truyền hình hãy gọi ngay TMK nhé.

Quy trình thi công điện nhẹ đúng kỹ thuật

Bước 1: Lập kế hoạch thiết kế kỹ thuật thi công lắp đặt điện nhẹ
Dựa vào thiết kế tòa nhà, mục đích sử dụng sẽ có phương án thi công khác nhau.  
Bước 2: Chuẩn bị các thiết bị máng cáp, phụ kiện đến địa điểm lắp đặt
Các thiết bị điện nhẹ cần được phân loại theo các chức năng sử dụng. Sau đó tập kết tại vị trí để nhân viên kỹ thuật tiến hành các công đoạn lắp đặt.
Bước 3: Lắp đặt các vật tư cơ điện và điện nhẹ kết nối với thiết bị (cáp tín hiệu, cấp nguồn, hộp nối dây…)
  • Đi đường ống điện cấp điện cho các thiết bị thường sẽ đi âm tường và âm sàn. 
  • Lắp đặt máng cáp và giá đỡ đúng theo kỹ thuật về khoảng cách
Bước 4: Chạy thử, hiệu chỉnh thiết bị
Việc chạy thử để kiểm tra độ ổn định của hệ thống điện nhẹ là rất cần thiết. Nếu trong quá trình vận hành có sự cố có thể khắc phục để tránh hỏng hóc về sau.
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao
Nhân viên của TMK hướng dẫn khách hàng các sử dụng và kiểm tra các thiết bị. Sau đó khách hàng tiến hành nghiệm thu và thanh toán cho TMK.

Cam kết khi thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ tại TMK

Tmk là nhà thầu thi công điện nhẹ với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên cao nhất. Đến với Tmk chúng tôi: 

  • Tư vấn và khảo sát miễn phí
  • Linh kiện, thiết bị đều lấy từ những nhà cung cấp  hàng chính hãng chất lượng cao
  • Bảo hành 2 năm đối với các thiết bị theo qui định từ nhà sản xuất
  • Lắp đặt nhanh chóng và giá cả cạnh tranh nhất. 

Qua các thông tin trên, chúng ta đã biết phần nào chính xác cho câu trả lời hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì. Nếu bạn muốn thiết kế và thi công hãy liên hệ ngay với TMK. Và hãy biết cách tận dụng tốt hệ thống này để phục vụ mọi nhu cầu cần thiết cho chúng ta.

Xem thêm: Thiết bị điện nhẹ và vai trò không thể thiếu cho mỗi công trình.
 

CÔNG TY TNHH MTV TRẦN MINH KHANG (TMK)

Địa chỉ: Số 1, đường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0979.438.438.
Email: info@tmk.vn.
Website: http://tmk.vn.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Liên hệ qua Zalo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây